Ngành Tài Mậu Phú Yên (tiền thân của ngành Tài chính hiện nay) trong 2 cuộc chiến tranh đã phát huy nội lực, tự túc, tự cấp, tự lực cánh sinh. Ngay sau Cách mạng Tháng Tám thành công ngành Tài Mậu tỉnh được hình thành và bắt tay ngày vào việc phát động tuần lễ vàng, tuần lễ đồng để đóng góp cho Trung ương và tạo nguồn chi cho công cuộc kháng chiến kiến quốc, phát huy thành quả của cuộc Cánh mạng Tháng Tám, xây dựng chính quyền Cánh mạng còn non trẻ ngày một vững mạnh, đủ sức làm chủ vùng tự do Liên khu 5 suốt chín năm trường.
Từ tháng 9-11/1945, ngành Tài Mậu cung cấp lương thực thực phẩm cho 5 chi đội quân Nam tiến (tương đương 5 trung đoàn) đứng chân tại Phú Yên để chi viện cho cực Nam Trung Bộ và Tây Nguyên, cung cấp cho Bộ tư lệnh Khu 5, đại diện Uỷ ban hành chính kháng chiến Miền Nam Việt Nam, Bệnh viện Quân y 5, Công binh xưởng khu 5. Cung cấp thường xuyên cho 3 trung đoàn 80, 83, 84 Quân khu 5 đứng chân tại Phú Yên chiến đấu ở chiến trường Khánh Hoà, Đắc Lắc; cung cấp cho cán bộ quân dân chính Đảng, trường huấn luyện cán bộ, học sinh, thương bệnh binh của 2 tỉnh Đắc Lắc - Khánh Hoà, khi mặt trận Nha Trang và Tây Nguyên bị vỡ (cuối năm 1945) đến hết cuộc chiến tranh.
Mặt khác, các lực lượng của Trung ương và Quân khu 5 thường xuyên dừng chân ở Phú Yên để học tập, huấn luyện nghỉ ngơi trước khi bước vào cuộc chiến đấu mới.
Đặc biệt ngành Tài Mậu Phú Yên đã huy động hàng chục vạn lượt dân công phục vụ cho các chiến dịch, chi viện cho các chiến trường Tây Nguyên, Bắc Khánh Hoà. Ngoài ra, ngành Tài Mậu còn giúp đỡ ổn định cuộc sống cho hàng ngàn đồng bào vùng tạm chiếm tản cư ra vùng tự do Phú Yên.
Bước vào cuộc kháng chiến chống Mỹ, địch thường xuyên đánh phá rất ác liệt các tuyến đường giao thông, hành lang huyết mạch dọc ngang trong tỉnh nhằm ngăn chặn tiếp tế lương thực thực phẩm, hàng hóa từ đồng bằng đưa lên căn cứ. Địch thực hiện chính sách "Tam quan" là đốt sạch, phá sạch, giết sạch, biến các vùng giải phóng, hậu cứ của ta thành vành đai trắng, chúng rải chất độc hóa học nhiều lần trên vùng rừng núi hậu cứ của ta hòng hủy diệt hoa màu, cây cối và sự sống của con người ở vùng giải phóng, ruộng vườn bị bỏ hoang hoặc không sản xuất được nhằm làm cho ta kiệt quệ về kinh tế, tài chính, không đủ sức mạnh để phát triển thực lực cách mạnh. Với muôn vàn khó khăn thử thách, hơn nữa ngành Tài Mậu Phú Yên được xây dựng lại từ hai bàn tay trắng. Căn cứ Thồ Lồ do đồng chí Văn Công phụ trách, dày công xây dựng trong những ngày đen tối nhất của Cách mạng miền Nam, đã tạo nên chỗ dựa vững chắc cho Cách mạng. Nơi đây được chọn để tổ chức Đại hội Đảng bộ tỉnh Phú Yên lần đầu tiên trong kháng chiến chống Mỹ (tháng 9/1960) triển khai Nghị quyết 15 của Trung ương.
Từ năm 1961 đến cuối cuộc kháng chiến chống Mỹ, ngành Kinh tài Phú Yên đã phát triển vượt bậc, đáp ứng mọi yêu cầu của kháng chiến và chiến trường trong điều kiện hoạt động cực kỳ gian khổ giữa bốn bề bao quanh đánh phá ác liệt của kẻ thù.
* Về thành tích thu ngân sách và chi phục vụ cho kháng chiến chống mỹ giai đoạn 1961-1975:
- Về thu:
+ Thu động viên trong nhân dân: 15.508 tấn gạo, 1.266 tấn lúa, 1.180 tấn sắn, 1.140 tấn muối, 192 tấn bắp, 3.160 con bò, 374 triệu tiền mặt, 131 lượng vàng.
+ Thương nghiệp thu mua: 2.846 tấn gạo, 145 tấn muối, 450 triệu đồng hàng hóa, nhu yếu phẩm.
+ Tiền từ ngân sách giao hậu cần tỉnh đội mua: 11.950 tấn gạo, 145 triệu tiền mặt.
+ Thu từ sản xuất tự túc: 18.560 tấn lương thực các loại.
- Về chi phục vụ cho các lực lượng:
+ Chi cho bộ đội địa phương (bộ đội tỉnh, huyện, du kích, đội công tác xã, cán bộ dân chính từ tỉnh xuống huyện, xã): 115.399 tấn gạo và màu;
+ Chi cho lực lượng quân khu V và bộ đội chủ lực: 11.800 tấn gạo;
+ Chi cho liên tỉnh III mở chiến dịch Thuận Mẫn (tháng 6/1965): 450 tấn gạo, 120 con bò, 9 tấn muối;
+ Chi cho chiến dịch Hồ Chí Minh (tháng 4/1975): 350 tấn gạo;
+ Chi cho Bắc Khánh Hòa, ĐăkLăk, Gia Lai: 700 tấn gạo, 10 tấn muối.
* Kết quả xây dựng lực lượng kinh tế-Tài chính:
- Nhiệm vụ của Ban Tài mậu trong quá trình phục vụ kháng chiến là phải huy động nhân tài, vật lực bảo đảm phục vụ cho nhiệm vụ chính trị, quân sự của tỉnh. Bảo đảm một khối lượng vật chất về lương thực, thực phẩm, tiền mặt phục vụu cho các lực lượngu vũ trang, đồng thời chăm lo đời sống cho cán bộ dân chính đảng và các bệnh xá, trạm xá trong toàn tỉnh.
Hệ thống tổ chức lực lượng tài mậu được hình thành từ tỉnh đến huyện, xã ở tỉnh được chia ra các bộ phận như thương nghiệp, mậu dịch, tài chính, ngân khố, sản xuất, mỗi bộ phận có từ 100-150 người. Ở huyện được tổ chức thành Ban Kinh tài có từ 20-25 người, ở xã có Ban Kinh tài xã có từ 3-5 người có nhiệm vụ bám sát địa bàn xây dựng cơ sở mở ra nhiều cửa khẩu ở các vùng tranh chấp, hình thành các hệ thống kho tàng để cất dấu lương thực, thực phẩm, thuốc men, tiền, vàng … Mạng lưới Tài mậu từ tỉnh đến huyện, xã được tổ chức chặt chẽ, luôn hướng về phía trước không ngại gian khổ, ác liệt hy sinh, bám địa bàn, bám dân, bám cơ sở để đẻ huy động và thu mua một khối lượng cơ sở vật chất rất lớn bảo đảm phục vụ kịp thời cho các đối tượng, các lực lượng trên chiến trường Phú Yên trong cuộc kháng chiến chống Mỹ … cán bộ Tài mậu từ tỉnh đến huyện, xã tính đến năm 1975 có 8.122 người, đội ngũ cán bộ chuyên ngành Kinh tài có 951 người.
Tham gia chiến đấu, bố trí đánh địch bảo vệ kho tàng cửa khẩu, cơ sở sản xuất, nơi ở. Đã tiêu diệt 135 tên địch (trong đó có 15 tên lính Nam Triều Tiên), bắn rơi 01 máy bay trực thăng, đào đắp 30 công sự, 30 hầm chống phi pháo, 40 hầm bí mật, vót hàng triệu cây chông, đào 150 hầm chông các loại, gài 350 quả mìn …
Với những chiến công to lớn ấy cán bộ, chiến sĩ, công chức, viên chức của ngành Tài Mậu Phú Yên đã vinh dự được Đảng, Nhà nước tặng:
* Về tập thể: 1 Huân chương Giải phóng hạng I, 2 Huân chương Giải phóng hạng II, 4 Huân chương Giải phóng hạng III và 60 đơn vị quyết thắng. Đặc biệt năm 2000 ngành Tài mậu Phú Yên vinh dự được Chủ tịch Nước cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân (đây là đơn vị đầu tiên trong cả nước của ngành tài mậu được phong tặng danh hiệu cao quý này).
* Về cá nhân: 6 Huân chương Độc lập hạng II, 8 Huân chương Độc lập hạng III, 2 Huân chương Thành Đồng, gần 500 Huân chương giải phóng các loại, trên 200 Huân chương quyết thắng, 150 Huân chương Giải phóng hạng I và gần 220 Chiến sĩ quyết thắng...
Trong 35 năm xây dựng hoà bình (1975 - 2010) ngành Tài chính Phú Yên tiếp tục xứng đáng truyền thống anh hùng của thế hệ cha anh, tiếp tục lập được nhiều thành tích đáng tự hào. Đặc biệt khi tỉnh Phú Yên được tái lập (7/1989) ngành tài chính đã vươn lên mạnh mẽ, bảo đảm các kế hoạch thu, chi ngân sách bên cạnh sự nổ lực phấn đấu của CBCC các đơn vị trong hệ thống ngành Tài chính (Sở Tài chính, Cục thuế, KBNN, Công ty XSKT, Chi cục Hải quan) còn được sự quan tâm chỉ đạo, lãnh đạo của Tỉnh uỷ, HĐND, UBND chúng ta đã đạt được nhiều thành tựu to lớn cụ thể:
* Giai đoạn từ năm 1989 - 1995:
Tổng thu ngân sách nhà nước năm 1989 là 10.143 tr.đ đến năm 1995 138.154 tr.đ tốc độ tăng bình quân 34% trên năm.
Tổng chi ngân sách địa phương năm 1989 là: 17.885 tr.đồng đến năm 1995 là: 209.519 tr.đ.
* Giai đoạn từ năm 1996 - 2000:
Tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn năm 1996 là 162.373 tr.đ thì đến năm 2000 thu ngân sách tỉnh đạt đến mức 269.853 tr.đ.
Với mức thu ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh tăng đều qua các năm đã góp phần làm thay đổi cơ cấu chi ngân sách của tỉnh theo hướng tăng dần chi đầu tư phát triển cụ thể: Tổng chi ngân sách địa phương năm 1996 là: 214.258 tr.đ, trong đó chi ngân sách cho đầu tư phát triển 38.961 tr.đ chiếm 18% trên tổng chi ngân sách địa phương thì đến năm 2000 tổng chi ngân sách địa phương là: 498.714 tr.đ, trong đó mức chi đầu tư phát triển thực hiện 169.423 tr.đ chiếm 34% trên tổng chi ngân sách địa phương. Bước đầu đã góp phần đáng kể trong việc phát triển kinh tế - xã hội và xây dựng cơ sở hạ tầng của tỉnh.
* Giai đoạn từ năm 2001 - 2005:
Qua 5 năm triển khai thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ cụ thể của kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 2001 -2005 mà đại hội Tỉnh Đảng bộ lần thứ 13 đã đề ra. Nhiều chỉ tiêu kinh tế - xã hội của tỉnh đã đạt và vượt kế hoạch như:
- Tốc độ tăng trưởng kinh tế trên địa bàn (GDP) đạt bình quân trong 5 năm là: 11,7% ( kế hoạch 10 - 10,5%).
- Giá trị sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp tăng bình quân 5,5% (kế hoạch 3,5- 4,0%)
- Giá trị sản xuất công nghiệp tăng bình quân 19,4% ( kế hoạch 19 - 20%).
- Giá trị sản xuất các ngành dịch vụ tăng bình quân 11,5% ( kế hoạch 10 - 11%)
- Thu ngân sách nhà nước trên địa bàn đạt 540 tỷ đồng( kế hoạch 370 tỷ đồng)
- Tổng chi ngân sách địa phương là: 1.178 tỷ đồng.
Năm 2001 thu ngân sách nhà nước trên địa bàn thực hiện là: 297.690 tr.đồng thì đến năm 2004 đã đưa số thu ngân sách nhà nước trên địa bàn của tỉnh lên: 540.319 tr.đồng và được xếp vào câu lạc bộ tỉnh có số thu ngân sách trên 500 tỷ đồng; hoàn thành trước thời gian 2 năm so với Nghị quyết của Tỉnh uỷ lần thứ 13 đưa ra (Tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn đến năm 2005 là: 370 tỷ đồng).
Qua công tác quản lý tài chính ngân sách đã coi trọng đầu tư phát triển, tiết kiệm chi thường xuyên, tăng chi tích luỹ cho đầu tư phát triển. Năm 2001 chi ngân sách cho đầu tư phát triển là: 251.599 tr.đồng chiếm 38,2% trên tổng chi ngân sách địa phương thì đến năm 2005 chi ngân sách cho đầu tư phát triển là: 584.000 tr.đồng chiếm 49,5% trên tổng chi ngân sách địa phương.
* Giai đoạn từ năm 2006 - 2010:
Thu Ngân sách nhà nước:
+ Năm 2006: 621 tỷ 664 triệu đồng ,đạt 106,26% dự toán địa phương, đạt 141,77% DTTW, tăng 24,34% so năm 2005;
+ Năm 2007: 862 tỷ 823 triệu đồng đồng đạt 125,04% so dự toán địa phương, đạt 169,84% so DTTW, tăng 38,79% so năm 2006;
+ Năm 2008: 912 tỷ 341 triệu đồng, đạt 104,86% so DT ĐP, đạt 124,12% DTTW, tăng 5,74% so cùng kỳ năm 2007;
+ Năm 2009: 1.060 tỷ 220 triệu đồng, đạt 104,97% dự toán địa phương, đạt 134,29% dự toán Trung ương, tăng 16,21% so với năm 2008;
+ Năm 2010: 1.407 tỷ 715 triệu đồng, đạt 124,58% dự toán địa phương, đạt 144,50% dự toán Trung ương.
- Chi ngân sách:
+ Năm 2005: 1.326 tỷ 270 triệu đồng đạt 157,15% dự toán địa phương giao;
+ Năm 2006: 1.759 tỷ 568 triệu đồng, đạt 116,65% so dự toán địa phương giao;
+ Năm 2007: 2.299 tỷ 226 triệu đồng, đạt 139,27% so dự toán địa phương giao;
+ Năm 2008: 2.598 tỷ 341 triệu đồng đạt 157,15% dự toán địa phương giao;
+ Năm 2009: 2.708tỷ 256 triệu đồng đạt 131,53% dự toán địa phương giao;
+ Năm 2010: 3.026 tỷ 808 triệu đồng đạt 121,51% dự toán địa phương, đạt 135,18% dự toán Trung ương.
* Giai đoạn từ năm 2011 - 2015:
Thu Ngân sách nhà nước:
+ Năm 2011: 1.464 tỷ 530 triệu đồng, đạt 107,84% dự toán địa phương, đạt 107,18% DTTW.
+ Năm 2012: 1.628 tỷ 026 triệu đồng đồng, đạt 95,77% dự toán địa phương, đạt 92,40% DTTW.
+ Năm 2013: 1.940 tỷ 185 triệu đồng, đạt 104,87% dự toán địa phương, đạt 104,08% DTTW.
+ Năm 2014: 1.899 tỷ 218 triệu đồng, đạt 88,34% dự toán địa phương, đạt 118,35% dự toán Trung ương.
+ Năm 2015: 2.602 tỷ 011 triệu đồng, đạt 107,30% dự toán địa phương, đạt 118,35% dự toán Trung ương.
- Chi ngân sách:
+ Năm 2011: 3.590 tỷ 311 triệu đồng đạt 115,65% dự toán địa phương giao; đạt 118,99% dự toán Trung ương.
+ Năm 2012: 4.926 tỷ 414 triệu đồng, đạt 132,78% so dự toán địa phương giao; đạt 136,33% dự toán Trung ương.
+ Năm 2013: 5.453 tỷ 645 triệu đồng, đạt 122,17% so dự toán địa phương giao; đạt 125,67% dự toán Trung ương.
+ Năm 2014: 5.258 tỷ 782 triệu đồng, đạt 105,65% dự toán địa phương giao; đạt 115,83% dự toán Trung ương.
+ Năm 2015: 5.891 tỷ 123 triệu đồng, đạt 107,03% dự toán địa phương giao; đạt 113,03% dự toán Trung ương.
Bên cạnh việc phấn đấu thực hiện đạt và vượt kế hoạch thu - chi ngân sách địa phương còn tích cực tham mưu cho UBND tỉnh tranh thủ từ các nguồn trợ cấp của TW (ngoài dự toán) để đáp ứng nhu cầu chi cho đầu tư cơ sở hạ tầng, sự nghiệp kinh tế, văn hoá xã hội, ANQP. Tham mưu cho UBND tỉnh vay ưu đãi các nguồn vốn của TW để đầu tư cho các công trình trọng điểm như : Dự án
- Tổ chức triển khai công tác thanh tra, thẩm tra, phê duyệt quyết toán các dự án hoàn thành thuộc NSNN; thẩm định duyệt quyết toán thu, chi ở các đơn vị thụ hưởng ngân sách nhà nước; triển khai tập huấn và vận hành hệ thống TABIMS; cấp mã số cho các đơn vị có quan hệ với ngân sách. Đến nay cơ bản hệ thống Tabmis đã hoạt động có hiệu quả, đáp ứng cơ bản về quản lý tài chính ngân sách trên địa bàn tỉnh.
- Thực hiện tốt công tác tham mưu về thông tin giá cả thị trường trên địa bàn tỉnh, thực hiện tốt công tác kiểm soát giá mua sắm tài sản, vật tư xây dựng chi từ nguồn ngân sách. Hàng tháng kịp thời ban hành 03 bảng giá thị trường tránh tình trạng đột biến về giá trên thị trường.
- Tham mưu cho UBND tỉnh tiếp nhận xử lý bán đấu giá tài sản tịch thu sung công quỹ nhà nước. Quản lý tài sản công trên địa bàn theo đúng chế độ. Chủ trì phối hợp với các ngành chức năng tổ chức bán đấu giá quyền sử dụng đất đảm bảo đúng Quy chế của HĐND tỉnh bàn hành.